Đế sư – Chương 10

 

c10

ĐẾ SƯ

Chương 10: Thi vòng hai

Edit: Ôn Khách Hành

Beta: Mimi, Ame

*****

 

 

Hiện tại, số lượng Cống sĩ tham gia thi vòng hai là ba trăm linh năm người.

 

Vào sáng sớm, khi trời còn chưa tỏ, nhóm Cống sĩ đã chuẩn bị đâu vào đấy, theo người dẫn đường của trường thi đi tới cửa cung. Trải qua kiểm tra để xác minh thân phận của thủ vệ, kế tiếp bọn họ liền đi dọc theo Tiểu hoàng môn vào An Thiên môn, băng qua một loạt những cung điện nguy nga tráng lệ, cuối cùng tới được điện Cẩn Thân.

 

Điện Cẩn Thân là nơi lớn nhất trong ba đại điện, lớn thứ hai là cung Càn Thanh, cũng là tẩm cung của Hoàng đế.

 

Sau thời Vĩnh Lạc, các thế hệ Thiên tử đều dùng cung Càn Thanh để lâm hạnh phi tần, nghe ca hát xem nhảy múa, hưởng thụ những thú vui tiêu khiển. Thế nhưng Hoằng Trị đế vẫn luôn duy trì quan hệ một phu một phụ, từ đầu đến cuối không nạp thêm bất cứ một phi tần hoặc mỹ nhân nào, thường xuyên ở tại cung Khôn Ninh của Hoàng hậu, cho nên dứt khoát bỏ luôn cái chức năng này của cung Càn Thanh.

 

Mười sáu năm Hoằng Trị trước đây, cung Càn Thanh đều quạnh quẽ vắng vẻ đến hiếm thấy.

 

Dưới tình huống như vậy, không chỉ đám trung quan không dậy nổi tinh thần, mà ngay cả bọn cung nhân, sắc mặt cũng khó mà tốt đẹp được như ở thời Thành Hóa(*).

*Minh Hiến Tông (chữ Hán: 明憲宗9 tháng 121447 – 19 tháng 91487), là vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Minh tronglịch sử Trung Quốc. Ông cai trị từ năm 1464 đến năm 1487, tổng cộng 23 năm với niên hiệu là Thành Hoá (成化), nên còn gọi là Thành Hoá Đế (成化帝).

 

Mãi cho tới khi Hoằng Trị đế bệnh nặng, cơ thể dần dần suy yếu, bắt đầu sử dụng đan dược, cung Càn Thanh mới khôi phục vẻ “náo nhiệt” ngày xưa.

 

Điều đáng châm chọc chính là, với đám trung quan và cung nhân hầu hạ trong tẩm cung mà nói, đây chưa chắc đã là một chuyện tốt.

 

Quan chủ khảo vòng hai không phải là Trương Nguyên Trinh và Dương Đình Hòa, đổi lại là Thiếu sư kiêm Thái sư Thái tử – Thượng thư Lại bộ – Mã Văn Thăng và Thượng thư Hộ bộ – Hàn Văn. Quan giám khảo và quan chấm thi còn có thêm mấy học sĩ Hàn Lâm cùng Thị giảng này nọ, tổng cộng năm người.

 

Giữa giờ Thìn, Cống sĩ tân khoa đứng trước cửa điện Cẩn Thân.

 

Theo quy định, bất kể tuổi tác ra sao, các sĩ tử đều phải đội mũ tứ phương bình định(*), thân mặc nho sam hai màu xanh lơ hoặc xanh lam, ống tay rộng rãi viền đen, bên mép cổ áo điểm tô một chiếc khăn mềm buông xuống tới tận đai lưng.

 

(*) “Phương cân” 方巾 là loại khăn đội đầu mà những người có học đời Minh đội, thực tế nó là một loại mũ tiện dụng được may thành hình vuông. Với quan lại, có người cũng thích đội lúc ở nhà. Loại mũ này dùng loại sa đen may thành, có thể xếp lại, khi mở ra bốn góc đều vuông cho nên có tên là “phương cân”, cũng còn gọi là “tứ giác phương cân”. Theo truyền thuyết loại mũ này cũng xuất hiện vào thời Minh Thái Tổ. Tương truyền đầu đời Minh, đại văn học gia Dương Duy Trinh 杨维祯 được triệu vào điện gặp Thái Tổ. Thái Tổ thấy mũ ông đội bốn góc đều vuông lấy làm lạ, hỏi ông tên gọi của mũ là gì. Dương Duy Trinh lanh trí đáp rằng: “Đó là mũ tứ phương bình định” (Tứ phương bình định cân 四方平定巾). Thái Tổ nghe qua vô cùng vui mừng, http://Meet-Babes.com ban chế xuống thiên hạ, đồng thời quy định là loại chuyên dùng của nho sĩ, sinh viên cùng giám sinh văn nhân. Tên gọi “Tứ phương bình định cân” được thấy nhiều trong những trước tác đời Minh, trong Minh sử 明史 cũng có nói đến. Trong Minh sử còn ghi rõ năm ban chế là năm Hồng Vũ 洪武 thứ 3 (năm 1368). Năm này đúng là năm Dương Duy Trinh được triệu đến kinh thành gặp Thái Tổ, nhưng Dương Duy Trinh luôn nhớ đến triều Nguyên bị diệt vong, nhiều lần cự tuyệt làm quan cho triều Minh. Khi ông gặp Minh Thái Tổ, có nói những lời xu nịnh hay không thì không ai có thể biết được

 

 

Các giám quan đứng ở trong điện, bên cạnh còn có mấy vị trung quan đang sai người hầu chuẩn bị bàn, chờ giờ thi tới sẽ chính thức bắt đầu.

 

Từ trên cao nhìn xuống, ba trăm người đứng xếp hàng chung một chỗ, hình thành một mảng đen xì, khiến cho khí thế được phô bày trọn vẹn.

 

Trước khi bắt đầu thi, mọi người nín thở tập trung, không dám tùy tiện nói chuyện, lại càng không dám lớn tiếng ồn ào.

 

Đợi đến khi quan chủ khảo dẫn người bái lạy tiên sư Khổng Tử, chiếu theo đồng hồ nước mà xác định thời gian, đốt đàn hương thơm mát, trung quan bên cạnh lập tức dẫn mọi người tiến vào trường thi, lần lượt ngồi xuống.

 

Chỗ ngồi của cuộc thi vòng hai hoàn toàn được sắp xếp theo thứ tự của kỳ thi Hội mùa xuân.

 

Mấy người nằm trong nhóm mười cái tên đầu bảng đều ngồi ở phía trên điện, với Dương Toản mà nói, trong đó có phân nửa là những gương mặt đã quen.

 

Cố Cửu Hòa, Đổng Vương Dĩ thì không cần phải nói, đều là người từng giới thiệu tên họ quê quán với hắn vào hôm niêm yết bảng tên, cũng đã cùng tán gẫu với nhau. Vị Cống sĩ họ Thôi ngồi thứ ba, nghe nói là con cháu thế gia ở Quan Lũng, trong nhà có cất giữ rất nhiều điển tịch, thông văn thạo võ, phong độ tương đối bất phàm.

 

Người ngồi ở vị trí thứ tư, là Tạ Phi. Người này có giao tình không tệ với Dương Toản. Hôm nay, Tạ Cống sĩ có chút khác biệt so với trước kia, tác phong xuất chúng triệt để phô bày, càng lột tả được rõ ràng đường nét ngũ quan tuấn lãng, chính trực phóng khoáng, rất có phong thái của một nhân sĩ đại Minh.

 

Sau Tạ Phi là Diêm Cảnh.

 

Dương Toản hơi rũ mắt, dù hắn với Diêm Cảnh không được thuận hòa, cũng nhận ra tâm tư âm trầm và thói quen bụng nghĩ một đằng miệng nói một nẻo của đối phương, song không thể không thừa nhận, diện mạo của người nọ tương đối có lợi.

 

Phàm là người chưa từng giáp mặt với Diêm Cảnh, nếu không biết rõ nội tình thì ấn tượng ban đầu với hắn hẳn là rất không tồi.

 

Ở một nơi mà cả tài hoa lẫn dung mạo đều phải có như quan trường đại Minh, người giống như Diêm Cảnh, chỉ cần không ngu đến mức liều lĩnh điên cuồng, làm ra đủ loại chuyện ác ôn tàn độc thì đa phần sẽ có một con đường thuận lợi trên quan trường, cho dù không trèo được tới chức vị Thừa tướng người người tới cửa bái lạy, cũng sẽ an ổn làm quan ở chốn kinh thành.

 

Thế nhưng, kỳ vọng của Diêm Cảnh hiển nhiên không chỉ có thế.

 

Nhếch môi, Dương Toản hiểu rất rõ, nếu không muốn bị nhà họ Diêm giẫm nát dưới chân, nhất định hắn phải đứng cao hơn Diêm Cảnh.

 

Mấy vị sau người thứ sáu, Dương Toản đều không quen, cũng chẳng nói chuyện nhiều mà chỉ biết sơ sơ, cho nên không quan tâm lắm.

 

Thi trong cung đình, tự nhiên không có người truyền tin như thi Hương thi Hội. Lúc thi, cũng không an bài điện phụ, nếu không được ngồi trong điện Cẩn Thân, chỉ có thể ngồi ngoài điện làm bài.

 

Thứ tự của Dương Toản và Vương Trung, vừa hay được ngồi trong điện.

 

Người đứng sau hạng một trăm sẽ không được may mắn như vậy, tỉ như Lý Thuần và Trình Văn đều bị sắp xếp ngồi ở bên ngoài.

 

Thời tiết mùa xuân se lạnh, lại thêm trong cung quy định không được phép đốt nhiều chậu than, điều này cũng là một khảo nghiệm không nhỏ với đám tân Cống sĩ. Kẻ mới hai mươi – ba mươi tuổi, thân thể khỏe mạnh thì còn ổn, những người tuổi quá bốn mươi, hay mấy lão nhân đã gần nửa trăm, quả thật là khó mà chịu được.

 

Cũng may hôm nay trời đẹp, không có tuyết rơi, cũng không có mưa phùn lất phất, tuy gió hơi lớn, nhưng túm chặt quần áo nhịn một chút là sẽ qua thôi.

 

Tất cả đều vì được đề tên trên bảng vàng, giành lấy vinh hiển, thậm chí là thăng quan tiến chức, làm cá chép vượt Long môn.

 

Ngồi ngay ngắn trước bàn, Dương Toản vừa mài mực, vừa lẩm nhẩm lại mấy áng văn bài thơ đã đọc tối qua, rất nhanh liền bình tĩnh lại. Thời điểm học sĩ Hàn lâm đi tới phát đề thi, hắn bỗng chốc cảm thấy tâm tình trở nên rất tốt, vì thế khẽ nhếch khóe miệng một cái.

 

Biểu hiện này lại đi đôi với tuổi tác khá nhỏ của hắn, thế nhưng đã thu hút sự chú ý của quan chủ khảo.

 

Vị chủ khảo nọ không phải ai khác mà chính là nguyên lão tứ triều, người đã làm quan những năm mươi năm, trải qua sự biến Thổ Mộc bảo, lại từng đứng đầu dẹp yên đám quan văn – Thượng thư Lại bộ – Mã Văn Thăng.

 

Trong sáu bộ, Lại bộ đứng đầu.

 

Dù Mã Văn Thăng chưa vào Nội các, thế nhưng với lý lịch và uy danh của hắn, đám người Lưu Kiện cũng chẳng dám coi thường.

 

Mã Thượng thư đã bảy mươi tuổi, song con mắt vẫn là nhìn thấu sự đời, mỗi lần Hoằng Trị đế hỏi đến chuyện quốc gia sự, hắn vẫn thường bật ra những lời làm người ta u mê, không lường được. Bởi vì người này chính trực ngay thẳng, khi là quan Ngự sử ở huyện Nhâm Khâu không sợ cường quyền, trừng gian giệt ác, càng được nhân thế kính trọng gọi là “quân tử thời Hoằng Trị”.

 

Ông đã làm quan suốt bốn triều, chọn ra không biết bao nhiêu vị Trạng nguyên nhất giáp, cùng với danh thần nhị giáp Truyền lư, lúc này lại bỏ qua đám người Cố Cửu Hòa, Tạ Phi, trực tiếp dừng ánh mắt trên thân Dương Toản, khuôn mặt già nua hiện lên một tia kinh ngạc, một tay mơn trớn chòm râu dài ở dưới cằm, không nhịn được mà khẽ gật đầu.

 

Phát đề thi xong, một vị Thị giảng của viện Hàm Lâm trở lại tiền điện, thấy Mã Văn Thăng mặt mày hàm chứa ý cười, liền mở miệng hỏi, “Khoa thi năm nay có nhiều lương tài, thật khó mà chọn ra ba thứ hạng đầu. Không biết Mã Trủng tể (*) có định tiến cử vị nào với Hoàng thượng hay không?”

(*) Trủng tể: Chức quan đứng đầu các quan, tương đương với tể tướng sau này

 

Mã Văn Thăng cười cười, cũng không để ý đến hắn.

 

Với địa vị và thân phận của Mã thượng thư, xa cách với Hàn Lâm học sĩ cũng là chuyện bình thường. Thị giảng mất mặt, biết Mã Văn Thăng sẽ không bộc lộ suy nghĩ với mình, chỉ đành lui về một bên, chuyên tâm mà coi thi, không dám nhiều lời nữa.

 

Khi đàn hương cháy hết một đoạn ngắn, một làn khói nhẹ nhàng bắt đầu nổi trôi trong tiền điện, mờ mờ ảo ảo mà nghi ngút triền miên.

 

Cống sĩ thi trong sân hoặc nhíu mày trầm tư, hoặc múa bút thành văn. Xung quanh chỉ có tiếng bút lông lướt trên mặt giấy, ngay cả tiếng gió cũng dần dần bị lãng quên.

 

Khác với kì thi mùa xuân, với tư cách là lần khảo thí cuối cùng trước khi thi Đình, vòng thi thứ hai cũng là nghị luận về chính trị.

 

Đọc xong đề bài, nội tâm Dương Toản hơi hơi trầm xuống.

 

Khai trung pháp (*)?

(*) Khai trung pháp hay còn gọi là Khai trung chế: là một chính sách của Minh triều, nhằm  khuyến khích thương nhân vận chuyển lương thực tới vùng biên cảnh đổi lấy muối dẫn và tư cách buôn bán muối ăn.

 

Lục lại kí ức của Dương tiểu cử nhân, phương pháp này được ban bố vào năm Hồng Vũ, mục đích là giải quyết vấn đề thiếu quân lương ở vùng biên giới, cổ vũ thương nhân vận chuyển lương thực đến biên giới, sau đó đổi lấy muối dẫn(*) đem đi.

(*) Muối dẫn: là một trong những đơn vị tài chính khởi nguồn của vương triều phong kiến, muốn dẫn còn được gọi là tiền muối, là một loại tiền tệ có thể lưu thông. Hình minh họa của muối dẫn:

c10_ct1

 

Sau khi trải qua thời Vĩnh Lạc, Hồng Hi, Tuyên Đức, thể chế này trở nên lỏng lẻo, mấy vị quan triều đình cùng với đám công thần bắt đầu tư chiếm muối dẫn, trắng trợn bóc lột thương nhân hòng chiếm tiền đoạt của. Đến thời Thành Hóa, cuối cùng Khai trung pháp không cách nào có thể tiếp tục duy trì, vì thế triều đình đành phải bãi bỏ, sau đó lệnh cho thương nhân đóng lương ở Hộ bộ, đổi lấy muối dẫn.

 

Tới thời Hoằng Trị, làng thương nhân ở biên cương đa phần đã không còn tồn tại

 

Hiện nay lại nói đến thể chế này, còn ngay vào thời điểm trước thi Đình, là vì nguyên cớ gì đây?

 

Suy nghĩ một lúc, Dương Toản không thể nào xác định được, đến tột cùng đây là khảo thí, hay là đấu sức giữa các quan viên trong triều.

 

Nếu là cái trước, tự nhiên hắn có thể thoải mái phát biểu ý kiến của mình, nhưng nếu là cái sau… đáp án càng sâu sắc, càng chấn động, hiển nhiên chết sẽ càng nhanh.

 

Đã không cách nào xác định được, nên hắn đành che giấu bản thân, thận trọng để tránh phạm phải sai lầm to lớn.

 

Gây náo động ở vòng thi thứ hai thực sự là không cần thiết, việc cần chính là cẩn thận làm tốt bài thi, hành văn quy quy củ củ, không nên đưa ra quá nhiều ý kiến.

 

Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, hắn chẳng mong chờ gì, nhị giáp Truyền lư cũng chỉ là ảo tưởng. Một khi đã như vậy, cứ thành thật làm một “tiểu phu tử (*)” thì chẳng phải phải tốt rồi sao. Đâu xác định là lựa chọn an toàn nhất.

(*) Tiểu phu tử: một học giả bé nhỏ, tầm thường

 

Sau khi hạ quyết tâm, Dương Toản rốt cuộc cũng nhấc bút.

 

Thấm thoát đàn hương tính giờ cháy hết một nửa.

 

Có cống sĩ đã viết hết toàn văn, đang sao chép lại vào quyển trục (*).

(*) Quyển trục: loại vật phẩm dùng để viết được làm bằng tre trúc cuộn tròn lại được (tham khảo hình bên dưới). Ở đây các cống sĩ viết nháp ra giấy sau đó sao chép lại vào quyển trục để nộp bài

c10_ct2

 

Dương Toản tăng nhanh tốc độ, viết xuống những chữ cuối cùng, kiểm tra không thấy có gì sai sót, lập tức nhúng mực một lần nữa, bắt đầu đặt bút lên quyển trục của mình.

 

Giám khảo đi qua từng bàn, thấy Thai các thể nghiêm chỉnh của Dương Toản thì không khỏi gật đầu.

 

Không bàn tới nội dung tác phẩm, chỉ cần nhìn nét chữ này đã là cảnh đẹp ý vui rồi.

 

Bất kể Lý đại học sĩ – Các thần đương nhiệm hay là Mã Thượng Thư đảm nhiệm chức quan chủ khảo năm nay, đều rất coi trọng phương diện này.

 

Cống sĩ trước mặt mang theo một vẻ trẻ con, xem ra còn chưa tới hai mươi tuổi, thế nhưng lại không dựa vào thủ đoạn để cầu danh cầu lợi, cam tâm an phận thủ thường, khiêm nhường hữu lễ. Người có phần tâm tính và định lực như vậy, đích thực vô cùng hiếm có.

 

Giám khảo rất vừa lòng, thuận tiện lại nhìn bài văn của Dương Toản thêm vài lần, thấy hành văn người này quy quy củ củ, ý tứ trung lập ôn hòa, không có lấy nửa điểm vượt qua giới hạn, không nhịn được liền phì cười.

 

Giữa một đám anh tài kiệt xuất không ngừng nảy nở sinh sôi, lại ở dưới triều Hoằng Trị lấy ‘dám nói dám làm’ là chuẩn mực này, “tiểu phu tử” như thế này quả nhiên là vô cùng hiếm gặp.

 

Vuốt chòm râu dài ở dưới cằm, giảm khảo vội vàng xem qua mấy người còn lại, đến trở lại tiền điện, ý cười bên môi vẫn chưa hề tiêu thất.

 

“Nói xem, ngươi cười cái gì?”

 

Mã Văn Thăng có chút tò mò, lại thấy Hàn Văn chỉ khoát khoát tay không ngừng cười mỉm thì nhướn mày, nhìn theo tầm mắt của đối phương. Sau đó, lông mày hắn nhướn lên lại càng cao.

 

“Huynh từng làm quan cả bốn triều đại, nhưng đã bao giờ bắt gặp một Cống sĩ như vậy hay chưa?”

 

Người đỗ đạt khi tuổi còn niên thiếu, nhất định sẽ có vài phần hung hăng ngạo mạn. Mà, Cống sĩ kia lại không hề có chút kiêu căng nào, cũng không nóng vội, trầm ổn đến lạ kỳ.

 

Ngay cả Dương Đình Hòa mười hai tuổi đỗ thi Hương, Vương Bá An mười lăm tuổi dâng thư vào triều vạch ra sai sót chỉ trích quan thần, cũng không có được một phần định lực như vậy.

 

Mã Văn Thăng nhìn Hàn Văn, chỉ thấy đối phương ra hiệu bảo mình đi tới chỗ Dương Toản, xem thử bài văn của người kia.

 

“Chỉ cần nhìn qua sẽ biết.”

 

Mã Văn Thăng rất hiếm có lại cảm thấy tò mò, bước xuống trường thi, tỏ vẻ lơ đễnh đứng ngay bên cạnh Dương Toản.

 

Không cần thở tới hơi thứ hai, khóe miệng Mã thượng thư đã giương lên, muốn cười mà không được cười, vì thế biểu tình kỳ quái vô cùng. Rốt cuộc, hắn thật sự không nhịn được, dứt khoát thẳng lưng đi qua, ho khan hai tiếng.

 

Hàn Văn vỗ vỗ tay hắn, suýt nữa thì phì cười.

 

Dương Toản đang chuyên chú sao sao chép chép văn chương, không hề hay biết rằng cái sự khác người sẽ làm người ta chú ý, mà cẩn thận quá mức cũng khiến người khác lưu tâm.

 

Nếu hắn đang ở độ tuổi của kiếp trước, phần trầm ổn này cũng chẳng có gì là kỳ quặc.

 

Nhưng hiện tại Dương tiểu cử nhân mới bao nhiêu đâu?

 

Mười bảy!

 

Tiểu phu tử mười bảy tuổi, không làm người khác chú ý mới là lạ đấy!

 

Đấu trí với đám người từng trải ở chốn quan trường như Mã Văn Thăng, Dương Toản vẫn non nớt lắm, quả thực cần phải học hỏi thêm.

 

Dường như cũng không biết, ước nguyện an ổn làm một con tép nhỏ của mình, đang càng ngày càng trôi xa.

 

Cuối giờ Tỵ, cuộc thi vòng hai sắp sửa kết thúc.

 

Đa số Cống sĩ đã làm xong bài, ngồi ngay ngắn ở sau bàn.

 

Mã Văn Thăng chờ giám quan coi đồng hồ nước, rút đàn hương chỉ còn không tới nửa ngón út xuống, tự mình thu bài thi trong tiền điện.

 

Ngoài điện, Chu Hậu Chiếu mặc trang phục Bàn long đứng đó nhìn nhìn ngó ngó, còn có mấy thái giám cẩn thận hầu hạ ở cạnh bên.

 

Đợi khi nó nhìn đủ rồi, mới xoay người rời đi, đám trung quan cũng liền lén lút thở phào một cái, chậm rãi đuổi theo.

 

“Cô gia (*) đi gặp phụ hoàng.”

(*) Cô gia: Tự xưng của vương hầu phong kiến

 

Chu Hậu Chiếu đang trong thời kỳ vỡ giọng, lại nửa tháng canh giữ bên người Hoằng Trị đế, liên tiếp bưng trà dâng dược, thanh âm theo đó đã đặc biệt khàn khàn.

 

Một hoạn quan vội vàng lấy một bình sứ ra khỏi túi gầm, đưa viên dược được thái y viện phối ra cho nó, nói, “Thái tử hiếu thuận nhân từ, long thể của bệ hạ chắc chắn sẽ nhanh hồi phục.”

 

Ngậm viên dược ngọt lim vào trong miệng, Chu Hậu Chiếu cười cười, “Lưu công công trung tâm, cô gia biết.”

 

Lưu Cẩn nhất thời cười tít mắt, càng thêm nịnh nọt nhiều hơn.

 

Cốc Đại Dụng và Trương Dũng đi cùng, hung hăng nhìn chòng chọc vào Lưu Cẩn, thầm hận mình chậm chạp, để tên khốn kiếp kia giành được thời cơ, lấy lòng Thái tử.

 

Qua một khắc, bọn hắn quay mặt nhìn nhau, ánh mắt đều có chút ý vị thâm trường.

 

Trước mắt, cứ tạm để cho tiểu tử đó ung dung đắc ý mấy ngày, đời còn dài, cứ chờ mà xem đi!

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Xin hãy nhập captcha *